SEO là một kênh Marketing Online bền vững và ngày càng được sử dụng phổ biến. Đối với người làm SEO lâu năm, có lẽ thuật ngữ SEO là gì rất đơn giản và dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu bạn mới bắt đầu làm SEO hoặc đã làm SEO dưới 6 tháng thì tôi khuyên bạn nên đọc bài viết này. Bài viết sẽ giúp bạn định hình được SEO là gì và các yếu tố nền tảng trong SEO Marketing.
SEO là gì? |
SEO là gì?
SEO là viết tắt của Search Engine Optimization. Nói một cách dễ hiểu, SEO có nghĩa là quá trình cải thiện website nhằm tăng khả năng hiển thị trên công cụ tìm kiếm khi có ai đó tìm kiếm các sản phẩm/dịch vụ liên quan đến doanh nghiệp của bạn.
Nếu trang web của bạn đứng top đầu trong kết quả tìm kiếm, bạn càng có nhiều khả năng thu hút sự chú ý và thu hút khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại đến với doanh nghiệp của mình.
Có 2 yếu tố quyết định thành công trong SEO đó là: SEO Onpage và SEO Offpage.
SEO Onpage là gì?
SEO Onpage là tập hợp các phương pháp tối ưu hóa các yếu tố hiển thị hay bất cứ thứ gì nằm ngay trên trang web. Onpage SEO sẽ tập trung vào hai yếu tố chính đó là: Content và kỹ thuật SEO.
>>Tìm hiểu thêm: SEO Onpage là gì? Các tiêu chuẩn tối ưu Onpage mới nhất
SEO Offpage là gì?
SEO Offpage bao gồm việc tối ưu bên ngoài website như xây dựng các liên kết (link building), marketing qua các trang mạng xã hội… để kéo traffic và thúc đẩy lên top Google.
Điều quan trọng nhất trong Offpage không phải là số lượng mà là chất lượng của các liên kết trỏ đến trang web của bạn. Các trang web liên kết đến trang web của bạn càng chất lượng và phù hợp thì xếp hạng vị trí của bạn trên Google càng cao.
>>Xem ngay: Kỹ thuật tối ưu SEO Offpage đơn giản đạt hiệu quả nhanh chóng
SEO hoạt động như thế nào?
Những công cụ dùng để tìm kiếm như Google, Bing, Cốc Cốc,… đều sử dụng bot nhằm thu thập dữ liệu của các trang website trên hoạt động online, bot sẽ đi từ trang này sang đến những trang khác, thu thập tất cả những thông tin về nội dung trang đó và đưa chúng vào chỉ mục
Tiếp theo, những thuật toán phân tích của các trang trong chỉ mục sẽ tính đến hàng trăm yếu tố hay tín hiệu xếp hạng, nhằm xác định thứ tự của các trang sẽ xuất hiện ở kết quả tìm kiếm cho một truy vấn cụ thể.
Tương tự như trong một thư viện, thủ thư là người đã đọc từng cuốn sách tại thư viện và có thể cho bạn biết được chính xác cuốn nào sẽ có thể giải đáp cho câu hỏi của bạn.
Các yếu tố thành công trong SEO có thể được xem là proxy cho các khía cạnh của trải nghiệm người dùng. Đó là cách mà các chương trình tìm kiếm ước tính chính xác mức độ sự hiệu quả trong một trang web hoặc trang web có thể cung cấp cho người tìm kiếm những gì họ đang tìm kiếm.
Không giống như Paid Search, bạn không thể trả tiền cho các công cụ tìm kiếm để có được thứ hạng tìm kiếm mà không phải trả tiền cao hơn, có nghĩa bạn là một chuyên gia trong lĩnh vực SEO và phải làm việc cật lực để lên top.
Tại sao SEO lại quan trọng trong marketing?
SEO là một phần cơ bản của Digital Marketing, vì người dùng thực hiện hàng nghìn hàng tỷ lượt tìm kiếm mỗi năm, thường với mục đích tìm thông tin về sản phẩm và dịch vụ. Tìm kiếm thường là nguồn lưu lượng truy cập chính cho các thương hiệu và bổ sung cho các kênh tiếp thị khác.
Khả năng hiển thị lớn hơn và xếp hạng cao hơn trên Google so với đối thủ cạnh tranh của bạn có thể có tác động lớn đến kết quả kinh doanh của bạn.
Các tính năng như kết quả hiển thị ở nhiều định dạng và Knowledge Graph trong kết quả tìm kiếm có thể tăng khả năng hiển thị và cung cấp đến người dùng thêm một số những thông tin hữu ích về công ty của bạn ngay tại kết quả.
Tóm lại, SEO là nền tảng marketing toàn diện. Khi bạn hiểu người dùng của mình muốn gì, bạn có thể triển khai kiến thức đó trên các chiến dịch của mình (trả phí và không phải trả phí) trên trang web, trên các kênh social media, v.v.
Những lợi ích mà SEO mang lại cho doanh nghiệp
Tăng khả năng hiển thị và xếp hạng
Một trong vô số những chức năng quan trọng của SEO web là tăng khả năng hiển thị với người dùng, tức là giúp những khách hàng tiềm năng của bạn tìm thấy bạn một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn khi họ research, tìm kiếm thứ gì đó mà bạn là đơn vị cung cấp. Khả năng hiển thị sẽ liên quan trực tiếp đến xếp hạng trang web của bạn.
Bạn càng xếp hạng cao trên SERP, thì càng có nhiều khả năng khách hàng tiềm năng sẽ nhìn thấy bạn và click vào xem trang web của bạn. Điều đặc biệt là bạn hoàn toàn không phải trả phí cho Google. Đó cũng là chìa khóa quan trọng mà SEO website mang lại.
Chiến lược SEO của bạn hiệu quả, thì xếp hạng của bạn càng cao và khả năng hiển thị của bạn càng tốt.
Cùng với đó là lượng truy cập vào website là một trong những mục tiêu chính của SEO, khi trang web của bạn tăng khả năng hiển thị thì traffic (lưu lượng truy cập) theo đó cũng tăng lên đáng kể.
Ví dụ: Trang web ở vị trí số 1 trên tìm kiếm của Google nhận được gần đến 32% số lượt nhấp chuột và chỉ cần tiếp tục di chuyển lên một vị trí cao hơn trong kết quả tìm kiếm thì có thể tăng lượng CTR lên đến 30,8% đây là con số đáng kinh ngạc.
Một cách khác để giúp tăng vị trí trang web của bạn trên thứ hạng Google đó chính là Featured Snippet (hay Đoạn trích nổi bật) thường được hiểu là vị trí thứ 0 tức trên thứ 1, vì nó xuất hiện phía trên cả URL có xếp hạng đầu tiên.
Đây thường là những nội dung được lấy ra từ trang web được Google ưu tiên đánh giá và cho rằng là câu trả lời phù hợp với những câu hỏi phía mọi người đang tìm kiếm đồng thời có thể giúp tăng CTA cho bạn.
Vì vậy, nếu bạn muốn mọi người tìm thấy đúng trang web của bạn các thông qua công cụ tìm kiếm. Bạn nên dùng đến SEO để giúp cải thiện bạn xếp hạng trong năm với vị trí hàng đầu, lý tưởng nhất là vị trí top một.
Tăng sự uy tín và nhận diện thương hiệu
Page Authority (PA) ngày càng quan trọng đối với các công cụ tìm kiếm vì nó quan trọng đối với người dùng web. Về cơ bản, trang web của bạn phải đáng tin cậy, chất lượng cao, có liên quan và có cung cấp thông tin hữu ích cho người dùng.
Điểm Page Authority nằm trong khoảng từ 1 đến 100 và con số càng cao thì trang web của bạn càng uy tín.
Cải thiện UX-UI trên website
Một lý do khác khiến SEO quan trọng là vì tất cả thời gian bạn dành để tạo ra nội dung tuyệt vời và tối ưu hóa SEO trên trang sẽ cải thiện khả năng sử dụng trang web của bạn. Điều này tạo ra trải nghiệm khách hàng tích cực và liền mạch.
Ví dụ: Khi bạn thực hiện tối ưu SEO cho trang web của mình, tất nhiên bạn cũng sẽ tối ưu trên desktop và mobile để người dùng có thể trải nghiệm trên bất cứ phiên bản nào mà không có điều gì làm gián đoạn trải nghiệm lướt web.
Tương tự, bằng cách tăng tốc độ tải trang, bạn sẽ giảm được tỷ lệ thoát và khuyến khích khách truy cập dành nhiều thời gian hơn trên trang web của mình.
Người tiêu dùng mong đợi một trang web có tốc độ tải nhanh nhất có thể với giới hạn tải để không vượt quá ba giây! Thời gian tải càng dài, tỷ lệ thoát càng cao và chuyển đổi của bạn càng thấp.
Hãy nhớ rằng, các công cụ tìm kiếm không hoàn hảo!
SEO rất quan trọng bởi vì, nếu bạn không thực hiện các bước tối ưu thì trang web của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
Nếu một trang web không có cấu trúc liên kết thích hợp, thì các công cụ tìm kiếm có thể không thu thập thông tin và lập chỉ mục trang web đúng cách, điều này có thể làm giảm thứ hạng. (Lỗi mã hóa có thể chặn hoàn toàn các công cụ tìm kiếm, khiến trang web của bạn không thể xếp hạng, bất kể bạn có dành bao nhiêu thời gian đi chăng nữa).
Tăng tỷ lệ ROI
ROI (Return on investment) là tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư ban đầu. Nói một cách đơn giản ROI là chỉ số đo lường những gì bạn thu được so với chi phí đã bỏ ra.
ROI là thuật ngữ quan trọng trong marketing nói chung và đặc biệt là SEO nói riêng. ROI càng cao chứng tỏ doanh nghiệp bạn hoạt động càng hiệu quả.
Với SEO, bạn có thể:
♦ Ước tính lợi nhuận từ số lượng traffic đổ về website
♦ Nâng cao tỷ lệ chuyển đổi của từ khóa
♦ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến website, từ đó đưa ra phương án giải quyết các vấn đề cụ thể.
Kênh thu hút khách hàng tiềm năng & bền vững
Việc tối ưu tốt cho website sẽ tăng khả năng hiển thị trên Google, đồng nghĩa sẽ thu hút hàng nghìn, hàng trăm nghìn lượng traffic đổ về. Và website của bạn sẽ duy trì top 1 lâu dài trên Google, cơ bản vì website đã được tối ưu hóa cho SEO và bạn chỉ cần duy trì chúng.
Phân tích & hiểu rõ hành vi khách hàng tiềm năng
Bạn đã từng nghe đâu đó rằng: “Lắng nghe người dùng bạn sẽ có được khách hàng tiềm năng” hay chưa?
Từ trước đến nay, Google chưa nói một cách rõ ràng về hành vi người dùng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thứ hạng của website trên kết quả tìm kiếm.
Kỹ sư Amit Singhal đã nói với Wall Street Journal rằng Google đã và đang tinh chỉnh các thuật toán của họ với nhiều tín hiệu chất lượng hơn. Bằng cách nào đó, khi người dùng tương tác với website là một trong những tín hiệu xếp hạng.
Việc phân tích các yếu tố SEO, hiểu rõ hành vi và tối ưu tốt hành vi người dùng không chỉ ảnh hưởng đến thứ hạng của website trên SERPs mà còn giúp website bạn tăng điểm chất lượng tổng thể của website, ngay cả khi các chỉ số khác trên website của bạn kém hơn đối thủ.